Lan kiếm rừng Việt Nam hiện nay rất đa dạng mặt hoa. Các loại lan kiếm rừng cũng rất dễ trồng và chăm sóc khi ta đã nắm vững được kỹ thuật. Dưới đây là những chia sẻ về đặc điểm nhận dạng, cách trồng và chăm sóc loại lan này.

các loại lan kiếm rừng
các loại lan kiếm rừng

Đặc điểm của các loại lan kiếm rừng

Cây hoa phong lan kiếm rừng thường sống ở các vùng núi cao với không khí khô và thích nghi được với hầu hết các điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta. Đây là loại lan có thân lá lúc nào cũng xanh tươi tạo cho người xem cảm giác đầy sức sống.

Lá lan kiếm rừng sống được vài năm chứ không rụng theo mùa như vài loại lan khác. Trong tự nhiên, lá lan kiếm rừng tùy theo môi trường sống mà thích ứng phù hợp. Những nơi nắng nóng, khô hạn lá ngắn lại hơi ngả vàng nhạt màu nắng. Bẹ lá vẫn ôm chặt củ để che chắn bảo vệ tích trữ dinh dưỡng cho bản thân và dành cho thế hệ sau. Những nơi ẩm, ít ánh sáng lá dài hơn mét, bản to, dày hơn màu xanh đậm và mềm hơn nhưng vẫn khoẻ khoắn.

Hoa lan kiếm rừng cũng có nhiều màu sắc và hình thái khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì 1 bông hoa kiếm xuất phát từ nách lá trên hành kiếm tạo thành cần (phát, vòi) hoa. Trên cần hoa có khoảng 20-50 hoa tùy theo giống. Hầu hết cần hoa thòng xuống kéo dài đến hoa cuối cùng. Cấu tạo hoa gồm cuống hoa, có 3 đài, 2 cánh, 1 trụ nhuỵ, 1 lưỡi ( thuỳ lớn), 2 thuỳ nhỏ ôm trụ nhuỵ. Mùi hương của hoa thì nhẹ nhàng, ngọt mật (theo mình giống thoảng mùi mít chín mộc mạc, vương vương).

các loại lan kiếm rừng

Tên Các loại lan kiếm rừng

Trên thế giới, phân chi Kiếm lá cứng gồm 5 loài, trong đó Việt Nam có 4 loài đầu tiên:

1. Cym. aloifolium (L.) Sw. 1799.

Tên Việt: Đoản kiếm Lô hội (PHH), Kiếm Lô hội (TH). Gốc của từ aloifolium là aloe – cây lô hội (nha đam), liên tưởng lá kiếm giống hình thái lá cứng dựng, dầy mọng nước của cây lô hội. Màu cánh hoa có những sọc nâu đỏ biến thiên rất rộng, từ đậm đến nhạt, dày đến mỏng.

2. Cym. bicolor Lindl. 1833.

Tên Việt: Đoản kiếm hai mầu (PHH), Lan Kiếm hai màu (TH). Tên kiếm đã thể hiện đặc trưng hoa gồm 2 màu (thường cánh màu nâu đỏ có viền trắng hoặc vàng).

3. Cym. finlaysonianum Wall. ex Lindl. 1833.

Tên Việt: Đoản kiếm Finlayson (PHH), Lan Kiếm vàng (TH). Hiện nay tên gọi chung cho loại lan kiếm rừng này là Kiếm Tiên vũ. Gốc của từ finlaysonianum là để vinh danh Finlayson – nhà sưu tầm lan người Anh ở Ấn độ thế kỷ 19. Người chơiThường gọi loài này là “Kiếm ba mầu” (hoa thường có các mầu vàng, nâu đỏ, trắng). Đây là loài có kích thước thân, lá, cần hoa, khuôn hoa lớn nhất so với các loài kiếm lá cứng khác. Hoa thường có mùi thơm dịu nhẹ.

4. Cym. atropurpureum (Lindl.) Rolfe 1903.

Tên Việt: Đoản kiếm đen đỏ (PHH), Lan kiếm treo (TH). Loài lan kiếm rừng này có lá dày cứng dài đến 1m, nhưng rất bé chỉ khoảng 1.5-2cm. Chùm hoa ngắn, thường chỉ khoảng 30-40cm. Mùi rất thơm, như mùi kẹo dừa, nên còn được gọi là Kiếm thơm, Kiếm dừa.

Giữa 4 loại lan kiếm nói trên dễ phân biệt hơn nếu có hoa kèm theo. Khi không có hoa thường chỉ có thể xác định tương đối chính xác được Kiếm thơm/Kiếm dừa (Cym. atropurpureum) nhờ vào củ và lá nhỏ dài, Kiếm vàng/Kiếm Tiên vũ (Cym. finlaysonianum) nhờ vào bản lá lớn, củ to hơn hẳn. Hai loài Kiếm lô hội (Cym. aloifolium) và Kiếm hai màu (Cym. bicolor) rất khó phân biệt. Ngay cả khi có hoa cũng dễ lầm lẫn. Đặc điểm phân biệt rõ nhất giữa Kiếm Lô hội và Kiếm hai màu là ở lưỡi hoa. Nếu lưỡi bệt có mảng đốm nâu đỏ là Kiếm hai màu, còn nếu lưỡi có nhiều kẻ sọc nâu đỏ là Kiếm lô hội. Lưỡi hoa Kiếm hai mầu có xu hướng cuộn hơn so với lưỡi hoa Kiếm lô hội.

5. Cym. rectum Ridl. 1920.

Đặc điểm của loài kiếm rừng này là cần hoa dựng (trong khi 4 loài trên cần hoa rủ). Hoa có chấm đỏ đầu lưỡi. Mẫu nguyên thủy của loài Cym. rectum này được trồng tại vườn thực vật Singapore từ năm 1902 nhưng đã bị mất mẫu. Sau đó đến năm 1982 tìm lại được ngoài tự nhiên ở Malaysia. Tên Việt: không có, nhưng có thể dịch là “Kiếm hoa dựng”. Lưu ý biến dị cần hoa dựng cũng có thể gặp ở loài kiếm bicolor tại một số tỉnh miền Trung của Việt Nam.

Kỹ thuật trồng lan kiếm rừng

Hai năm trở lại đây, song song với phong trào chơi lan Phi Điệp (Giả Hạc) thì phong trào chơi Kiếm đã được đưa lên một tầm cao mới. Rất nhiều các hội lan Kiếm Lá Cứng đã được thành lập với mong muốn quy tụ các “kiếm thủ” trên khắp mọi miền đất nước.

Sau một thời gian đi thăm quan học hỏi từ gần 100 nhà vườn trồng lan, tôi đã đúc kết ra và sau đó áp dụng tại giàn lan của mình và rất thành công. Hôm nay tôi mạn phép xin được chia sẻ với các bạn cách trồng và chăm sóc lan Kiếm Lá Cứng đơn giản, nghệ thuật và hiệu quả kinh tế cao.

kỹ thuật trồng lan kiếm rừng
kỹ thuật trồng lan kiếm rừng

1. Chọn giống lan kiếm rừng

– Nên chọn bụi lan kiếm rừng có lá rộng, ngắn, dày mướt, giả hành mập. Trên một giả hành càng nhiều lá càng đẹp.

– Bộ rễ có hay không không quan trọng.

2. Tách giống

Dùng dao sắc đã xử lý nấm khuẩn với cồn đưa vào giữa các giả hành của lan kiếm đã có đủ số lá và tách ra. Giả hành dưới 6 tháng tuổi nên được đi cùng giả hành mẹ vì còn non. Giả hành 12 tháng tuổi trở lên đều tách riêng ra thành từng tép để tiết kiệm giống và đẻ được nhiều nhất.

3. Xử lý giống lan kiếm rừng và giá thể

– Cắt trụi hết sạch rễ trên giả hành của lan kiếm như hình. Sau đó ngâm cây lan giống vào nano bạc hoặc nano kito hoặc physan 20 liều 1cc 1 lít nước trong 5 phút rồi vớt ra để khô ráo. Nên cắt tỉa rễ gọn gàng, nếu tiếc không cắt rễ thì cũng không sao, nhưng cũng không tốt lắm.

– Giá thể trồng lan kiếm có thể là dớn vụn, dớn cù lần xay, vỏ thông, xơ dừa băm khúc bé bằng ngón tay… Hoặc hỗn hợp trộn của nhiều loại giá thể với nhau. Rửa thật sạch giá thể với nhiều nước sạch, ngâm nước vôi loãng nửa ngày rồi rửa thật sạch. Nếu cẩn thân hơn bạn có thể luộc sôi giá thể vài phút.

4. Cách trồng lan kiếm rừng vào chậu:

Bước 1: Chọn các loại chậu trồng lan kiếm bằng nhựa, sành hoặc đất với ít lỗ xung quanh. Chậu nên có 1 hoặc một vài lỗ ở đáy là tốt nhất.

Bước 2: Lót 1 ít xốp (mút) hoặc vỏ thông cỡ lớn dưới đáy chậu. Sau đó là lớp giá thể vụn, sau đó rải lên một lớp phân hữu cơ tan chậm. Mình hay dùng Phân Hữu Cơ Viên Ném Ben01 hoặc Phân dơi Cao Cấp Ben 03. Các bạn cũng có thể dùng phân Trùn Quế, phân Dynamic hoặc Phân Hữu Cơ Vi Sinh có bán tại các tiệm vật tư trồng lan.

Bước 4: Rải thêm 1 lớp dớn vụn mỏng hoặc xơ dừa xay mỏng.

Bước 5: Đặt cố định cây kiếm đứng thẳng lên bề mặt giá thể. Cố định lá kiếm vào móc treo chậu. Bạn lưu ý giữ cho gốc không bị lắc và xê dịch. Cuối cùng mang ra giàn, để chỗ ẩm mát 10-15 ngày để cây ra rễ mới và hạn chế mất nước gây nhăn lá.

Cách chăm sóc lan kiếm rừng

– Tưới cho lan kiếm 1 – 2 lần vào buổi sáng sớm và đầu giờ chiều bằng nước sạch.

– Phun phân kích rễ + Kích mầm và trung vi lượng đều đặn hàng tuần. Các loại phân kích rễ có thể luân phiên như: Chế Phẩm Hùng Nguyễn, B1, Super thrive, Terasob4, N3M, Siêu Lân… Thuốc kích mầm có thể là Acid humic 322 hoặc Chế Phẩm Hùng Nguyễn, Atonik. Trung vi lương là Cambi Nhật, 1 tháng chỉ phun 1 lần loại này là đủ.

– 1 tháng phun phòng bọ trĩ, nhện đỏ và bả ốc sên 1 lần. Thuốc có thể là Pesieu + Movento.

Sau khi lá lan cứng cáp và rễ bám giá thể, bạn hãy treo lên giàn hoặc để lên đôn. Nên cho cây ăn nắng dưới 1 lớp lưới che nắng. 1- 2 tháng sau bạn có thể rải thêm phân chì tan chậm của hàn quốc 20-10-10 hoặc phân chì Nhật 13-11-11.

Lan Kiếm Lá Cứng là một giống lan rất đẹp, chơi được cả giả hành, lá, hoa và chậu, đôn. Rất đáng để sưu tầm trong vườn nhà. Cây chỉ cần thoáng, đủ nắng, đủ nước sẽ tự ra hoa, không cần kích, không cần cắt nước. Nếu bạn chăm sóc đúng quy trình, 1 giả hành mẹ sau 1 năm sẽ cho ra 2-4 tép con tùy giống.

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận