Phi điệp ám là bông phi điệp, giả hạc gần đạt chuẩn 5 cánh trắng. Bông có 2 mắt rõ ràng họng còn lem hơi có màu khác với màu trắng thì gọi là ám

Phi điệp ám là gì

Một bông ám trước tiên phải nụ xanh (tưởng như trúng độc đắc), cuống hoa sát nách thân đến sát cánh đài cũng phải xanh. Còn về cánh hoa đương nhiên phải có su thế thiên về trắng 90% trở lên mới gọi là ám. Nếu chỉ nhìn hình thôi thì không thể thể hiện được bông đó đạt tiêu chuẩn ám hay không. Những bông này chỉ chỉ có thể thẩm định trên thực tế mới thấy được.

Phân biệt phi điệp ám

Những bông càng đạt trắng cao (không trắng hoàn toàn)thì càng đạt tiêu chí ám. Đại khái bông ám nụ xanh, cuống xanh, khi nở thì sắc trắng chiếm ít nhất 90%. Phân biệt phi điệp ám rõ nhất bằng cách đặt bông hoa đã nở lên tờ giấy A4 loại trắng, khi đó sắc tím bông ám sẽ thấy rõ ràng hơn. vì thế nếu chỉ phân biệt qua ảnh thì rất khó. Hiện nay thấy nhiều cây ám mạnh cũng đôn lên làm 5ct. Tím mờ được đôn lên thành ám khá nhiều. Vậy nên mình tạm chia phi điệp ám làm 2 loại: Ám khói và ám thường.

Phi điệp ám khói

Bông này nở ngày đầu mép cánh bị ám vệt hồng. Nở ngày thứ 2-3 sẽ bay hết nên gọi là Khói. Bông khói khi nở căng 2-3 ngày các bạn không thể phân biệt được bằng mắt hay soi đèn, bởi ở ngày nở thứ 2-3 những vệt ám hồng đã bay sạch veo. Vì vậy bông ám khói rất rễ lầm tưởng là bông 5ct trừ khi bạn theo dõi nó từ lúc còn nụ và ngày nở đầu tiên cho đến 2-3 ngày sau. Chú ý khi vệt ám hồng bay sạch gọi là ám khói. Vẫn còn sẽ gọi ám hoặc ám thường tùy theo sắc tố còn lại

Cây này trên thị trường 5ct đang phổ biến rất nhiều, có khi cây mà bạn đang sở hữu nhìn ảnh là 5ct nhưng thực tế chưa chắc phải bởi những lý do trên. Về giá trị của bông khói. Nếu bạn đang sở hữu một bông ám khói đẹp thì giá còn cao hơn cây 5ct khuôn bông bình thường. Như bông ám khói này của anh bạn Vườn Lan Hùng Tú là một ví dụ

Phi điệp ám thường

Là bông giả hạc, phi điệp có sắc tố hồng trên khuôn bông hoa trắng. Nếu như sau vài ngày bông ám khói bay hết màu. Thì bông ám thường sẽ vẫn còn màu. Màu này chủ yếu xuất hiện ở mép cánh hoặc sát lưỡi hay các điểm nhạy cảm như mắt, và vạch thùy. Bông ám thường phải hội tụ 90-95% màu trắng trên cánh. Chỉ có 5-10% còn lại mang sắc tố hồng ở viền cánh. Bông này với nụ xanh nụ hồng đều có thể biến thiên bay gần như hết mầu để tạo thành bông ám. Về cơ bản nó sẽ không ổn định, có thể năm sau nó bay sạch các vệt ám, cũng có thể năm sau ám nhiều hơn… biến ảo khó lường.

Lấy ví dụ với bông ám thái nguyên khi thẩm bông bằng cách đặt trên tờ giấy trắng như sau

Tóm lại ổn định cao nhất là var. alba (trắng 100%) sau đến bông 5ct Var. semi mũi trắng, cựa trắng, mắt gọn, thùy sạch. Thể loại cựa hồng, cựa đỏ rất rễ thay đổi theo khí hậu vùng miền nhất là mắt lem, thùy lem nữa thì khó đoán. Sau đây là 1 số hình ảnh về bông ám mọi người tham khảo nhé

Phi điệp ám Mắt Trâu

Phi điệp ám cổ văn giang

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận