Kiều tím là loại lan phổ biến ở nước ta có tên có tên khoa học là Dendrobium amabile. Hiện nay lan Kiều Tím được người chơi rất ưa chuộng bởi hình dáng đẹp và độc đáo. Cây cũng thích nghi khá tốt với mọi kiểu khí hậu của nước ta. Chính vì thế bạn hoàn toàn có thể sở hữu giống lan đẹp này tại vườn của mình. Cùng tham khảo đặc điểm, cách trồng và chăm sóc chúng nhé.

lan kiều tím
Lan Kiều Tím

Đặc điểm của lan Kiều Tím

Kiều Tím là loại lan có thân cứng hình tròn màu xanh đen. Những thân này khi trưởng thành Có thể đạt chiều dài khoảng 80cm với các rãnh chạy dọc thân. Khi thân già sẽ có hiện tượng nhăn nheo nhưng vẫn duy trì hình dáng.

Kiều tím có lá lan hình thoi với đầu hơi nhọn, dài từ 8-10cm. Bản lá rộng khoảng 5-7cm, một số là có thể to hơn độ rộng thông thường. Một số loại lan kiều tím miền trung có dạng lá hơi bo tròn nhìn khá dày và đẹp mắt. Mật độ lá rất ít chỉ từ 5-7 lá, có bẹ ôm sát thân. Màu sắc của lá có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện tiếp nhận ánh sáng nhiều hay ít. Ngoài ra bạn cũng có thể bắt gặp một số dạng đột biết lá biên nhìn khá đẹp. Tuy nhiên loại này khá hiếm và giá trị tất nhiên cũng khá là cao rồi.

Trong tự nhiên nước ta lan kiều tím phân bố khá rộng ở mọi kiểu khí hậu. Do vậy màu sắc hoa tùy vùng có hơi khác nhau. Khu vực phía Bắc đặc biệt là Thái Nguyên khí hậu mát hơn cây thường mỡ màng, bông hoa dài và thường mang sắc tím đậm. Ngược lại khu vực miền trung cây nhỏ và hoa có xu hướng tím nhạt nhìn rất giống màu hồng. Có lẽ vì vậy mà người ta còn gọi những cây kiều tím màu nhạt này là kiều hồng. Chính vì đặc điểm này mà khi trồng mình để ý nếu treo chỗ nắng thì màu hoa thường khá nhạt và ngược lại

đặc điểm lan kiều tím

Cách trồng lan kiều tím

Kiều tím là loại lan có bộ rễ khỏe, thân trữ nước nên khá dễ trồng. Tuy nhiên khi trồng cần chú ý rễ phải để thoáng, không được lấp gốc gây úng khi tưới. Cây thường chết do thừa nước chứ không chết vì thiếu nước. Do vậy vườn giữ ẩm tốt ta ghép gỗ hoặc lũa thì tương đối an toàn vì thoát nước ngay sau khi tưới mà không sợ bị khô. Vườn khô nóng thì nên trồng thuần trong chậu.

Trồng lan kiều tím ta có thể dùng nhiều loại giá thể khác nhau, miễn là thoát nước tốt. Hiện tại mình trồng kiều tím đa số bằng chậu với vỏ thông lớn lót chậu bên trên là vỏ thông nhỏ và dớn cọng. Trộn đều và cho gần đầy đến miệng chậu rồi trồng lan bên trên. Ban đầu mới ghép cho 1 ít dớn chile dưới gốc lan để giữ ẩm. Ngoài ra Nếu mua được kiều tím đẹp mình sẽ ghép lũa sau này ra hoa nhìn rất nghệ thuật.

Lưu ý là lan Kiều tím mới mua về nên cắt ngắn rễ cách gốc 3-5 cm. Sau đó ngâm cả cây vào dung dịch Atonik, B1, N3M (nhỏ thêm vài giọt thuốc trị nấm như Ridomil càng tốt, không có thì thôi) khoảng 1-2 tiếng rồi nhấc ra ghép. Trồng bằng chậu thì dễ cố định cây hơn, chỉ cần cột giả hành vào móc treo là được. Ghép lũa có thể dùng dây nylon buộc, dùng đinh đóng chặt phần gốc với giá thể. Nhưng theo mình ghép lan vào gỗ cứ mua dây thít nhựa về khoan lỗ rồi thắt cố định. Vừa rất nhanh, đẹp, gọn, chặt mà cũng rẻ và bền.

cách trồng lan kiều tím

Cách chăm sóc lan kiều tím ra hoa

Ban đầu khi mới ghép xong nếu kiều đã ra cây con thì nên treo cây nơi râm mát để tránh mưa. Hàng ngày tưới phun sương toàn bộ cây 1-2 lần. Tuần 1 lần ta lại phun B1 hoặc Atonik để kích rễ cho cây. Khi rễ lan đã bắt đầu ra và bám ổn định vào giá thể mới bón phân.

Lan kiều tím rất khỏe và dễ trồng. Bạn chỉ cần cho vài túi phân tan chậm hàng ngày chỉ tưới nước thì cây vẫn phát triển mạnh. Hiện tại để chăm sóc kiều tím mình thường dùng phân dê và các loại phân hữu cơ. Bên cạnh đó kết hợp thêm phân tan chậm và phân bón lá tùy theo giai đoạn phát triển của cây. Lưu ý khi dùng phân NPK chỉ nên bón phân với 1/2 liều lượng ghi trên bao bì nhé.

Thời gian trước mùa ra hoa khoảng 1 tháng ta tưới nước ít đi nhưng vẫn phun NPK 10-30-10 một lần/tuần để kích hoa. Đồng thời đưa giò ra nơi nhiều nắng một chút, càng tưới nhiều nước hay thiếu nắng vào thời điểm này là không hoa chỉ ra thân mầm. Sau mùa hoa cây cần nhiều nước và thời gian này cũng rất nóng, ta lại đưa giò vào nơi ít nắng hơn, tưới nhiều hơn, bón phân bón lá NPK 30-10-10 hàng tuần để hỗ trợ phát triển sinh trưởng cho thân non mới lên.

cách chăm sóc lan kiều tím
cách chăm sóc lan kiều tím

Kiều tím ra hoa tháng mấy

Lan Kiều tím thường ra hoa vào mùa hè từ tháng 5 kéo dài đến hết tháng 6. Tuy vậy độ bền hoa không được lâu chỉ khoảng 5-10 ngày là tàn. Hoa khá thơm và có dạng chùm to, màu sắc tươi sáng nổi bật. Nhất là khi nắng chiếu vào chùm hoa ta có cảm giác nó sáng rực lên cực kỳ đẹp.

kiều tím ra hoa tháng mấy

Kiều tím miền trung

Hoa kiều tím thường có màu tím hoặc phớt hồng thường sẽ dễ gây hiểu lầm thành kiều hồng. Mình cũng từng nhầm lẫn đây là 2 loại lan hoàn toàn khác nhau nhưng theo tìm hiểu của mình thì nó là một loại. Do điều kiện khí hậu, môi trường sống từng vùng không giống nhau nên màu sắc nó cũng biến thiên theo từng vùng. Có nơi tím đậm, có nơi lại phớt hồng nên người ta mới gọi là kiều hồng.

Ở nước ta thì lan kiều tím Miền trung, Yên Bái, Yên Tử, Thanh Hóa thường tím đậm. Kiều tím thái nguyên, tuyên quang, quảng nam, quảng bình, sơn la có mày nhạt hơn. Tuy nhiên qua theo quan sát khi trồng 1 số loại này trong vườn nhà mình thấy màu sắc của chúng đậm nhạt tùy vào mức độ ăn nắng nhiều hay ít. Chính vì thế kinh nghiệm rút ra là cứ cây đẹp là mua chứ vùng miền không quan trọng.

Dưới đây là một số mặt hoa lan kiều tím được sưu tầm từ nhiều nguồn. Nhằm mục đích giới thiệu đến mọi người vẻ đẹp độc đáo của loài hoa này. Cùng xem nhé

hoa lan kiều tím
hoa lan kiều tím
kiều tím miền trung
kiều tím yên bái
kiều tím
kiều tím điện biên
kiều tím yên tử
kiều tím tuyên quang
kiều tím thái nguyên
kiều tím miền trung nở hoa vào tháng mấy
lan kiều tím rừng
hoa kiều tím
mặt hoa kiều tím
hoa lan kiều tím

Ngoài ra bạn cũng có thể quan tâm đến Kiều Vàng

guest
3 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
nguyễn đức điều
nguyễn đức điều
3 năm trước đây

bạn có kieu tim mb ko

Lan Đột Biến
Lan Đột Biến
3 năm trước đây

Hiện tại loại này mình hết hàng rồi nha bạn 🙂

dũng
dũng
2 năm trước đây

kiều tím bị vàng thân là sao ạ